Bí Quyết Chống Lão Hoá

4 Biện pháp trị mụn khi mang thai giúp mẹ bầu xinh đẹp suốt thai kỳ

Đa phần phụ nữ trong thời gian bầu bí rất dễ nổi mụn, nhất là mụn trứng cá, thường là do sự thay đổi nội tiết tố làm tăng tiết bã nhờn, kết hợp bụi khuẩn và da chết tạo thành nhân mụn. Lavender By Chang mách các mẹ bầu 4 biện pháp trị mụn khi mang thai để giữ da mặt xinh đẹp trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Nguyên nhân bị mụn trong khi mang bầu

Nguyên nhân bị mụn trong khi mang bầu

1. Nguyên nhân hình thành mụn trong thời gian mang bầu

Nổi mụn khi mang thai là vấn đề khá phổ biến. Thậm chí có những người trước đó da mặt luôn nhẵn mịn cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Thông thường sẽ bị mụn trứng cá, nhưng nhìn chung vẫn sẽ có những người bị nhẹ và có những người bị nặng, bị cả mụn viêm, mụn bọc và da xấu đi rõ rệt.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới hình thành mụn ở phụ nữ trong thời gian mang thai gồm:

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi hormone này diễn ra nhiều nhất trong khoảng 3 tháng thai kỳ đầu tiên. Nồng độ nội tiết tố tăng cao khiến làn da của mẹ bầu tiết nhiều sebum (chất dầu nhờn tự nhiên của da) hơn, gây ra trạng dư thừa dầu nhờn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Tình trạng này tạo kết hợp với bụi khuẩn, tế bào da chết, nấm men… hình thành nhân mụn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm từ tháng thai kỳ thứ 4, khi hormone bắt đầu ổn định trở lại và mẹ bầu chăm sóc da đúng cách.

Suy yếu hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của nữ giới trong thời kỳ mang thai có xu hướng suy giảm, khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây mụn.

Tăng thân nhiệt

Khi mang thai, hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất của cơ thể được tăng cường làm sinh nhiệt nhiều hơn. Để điều hòa thân nhiệt, làn da của mẹ bầu sẽ đẩy nhanh “tiến độ” bài tiết mồ hôi và bã nhờn.

Hiện tượng này dẫn tới bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khi cho khuẩn mụn P.acnes sinh trưởng, gây mụn trứng cá ở đầu thai kỳ.

Mệt mỏi, stress

Khá nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài, khiến chức năng thải độc của gan & thận bị suy giảm. Hiện tượng này làm phát sinh mụn bên cạnh những vấn đề sức khỏe khác.

2. 4 biện pháp trị mụn khi mang thai có hiệu quả

Nổi mụn trong thời gian mang thai khiến các chị em cảm thấy khó chịu và tự ti, nhất là với những người vẫn tiếp tục công việc và thường xuyên phải gặp gỡ giao lưu khách hàng, đối tác. Vậy để mẹ bầu tự tin xinh đẹp trong suốt 9 tháng thai kỳ, Lavender By Chang chia sẻ 4 biện pháp hỗ trợ trị mụn khi mang thai có mang lại hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo:

Đắp mặt nạ hỗ trợ trị mụn

Đắp mặt nạ hỗ trợ trị mụn

Đắp mặt nạ hỗ trợ trị mụn

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng những loại mặt nạ giấy chế sẵn vì khó kiểm soát các thành phần có trong mặt nạ, rất dễ bị kích ứng cũng như gián tiếp gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Các loại mặt nạ đắp mặt từ nguyên liệu tự nhiên mặc dù không mang lại hiệu quả 1 cách nhanh chóng nhưng về cơ bản nó sẽ là phương pháp làm đẹp da an toàn giúp các chị em trị mụn khi mang thai.

Một số nguyên liệu có thể sử dụng để mẹ bầu đắp mặt nạ trị mụn trứng cá: tinh bột nghệ, mật ong, nha đam, sữa chua, khoai tây, dưa chuột, tinh dầu tràm trà… Việc đắp mặt nạ nên kiên trì mỗi tuần 2 – 3 lần, trong ít nhất 1 tháng. Trước và sau khi đắp mặt đều phải làm sạch da mặt cũng như tạo thói quen không tùy ý sờ tay lên mặt.

Xông mặt bằng thảo mộc

Xông mặt bằng thảo mộc

Xông mặt bằng thảo mộc

Xông mặt bằng thảo mộc cũng là một cách trị mụn khi mang thai hiệu quả. Biện pháp này cho phép tăng cường thải độc da, hạn chế tiết bã nhờn, làm sạch thoáng lỗ chân lông và dễ dàng loại bỏ nhân mụn.

Mỗi tuần xông mặt 2 – 3 lần, sau khoảng 1 tháng tình trạng mụn sẽ giảm đi thấy rõ. Công thức kết hợp chanh, sả, gừng và muối khá phổ biến và có hiệu quả, các mẹ bầu có thể áp dụng.

Dùng thuốc trị mụn khi mang thai

Kem trị mụn cho bà bầu

Kem trị mụn cho bà bầu

Bà bầu cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn chứa erythromycin (Elrygel) và clindamycin (Cleocin T, Clindagel) – được cho là khá an toàn cho thể chất phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Thuốc trị mụn có chứa benzoyl peroxide nên cân nhắc bởi vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định không gây ra phản ứng phụ.

Isotretinoin đường uống (Amnesteem, Claravis) và retinoids là những loại thuốc trị mụn cần tuyệt đối tránh nếu đang mang hai vì có thể gây dị tật bẩm sinh.

Nhìn chung, với ý định dùng thuốc để trị mụn khi mang thai thì các mẹ bầu phải tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

Dùng kem đặc trị mụn phù hợp cho mẹ bầu

Sử dụng các loại kem bôi đặc trị mụn cũng là một cách giúp mẹ bầu “sửa chữa” làn da gồ ghề của mình do bị mụn trứng cá.

Một số sản phẩm kem trị mụn an toàn cho cả phụ nữ mang thai mà mẹ bầu có thể mua sử dụng: La Roche Posay Effaclar Duo+, Pair, Caryoph Portulaca Ampoule…

3. Cách kiểm soát mụn không lan rộng trong thời gian điều trị

Không chỉ thực hiện các cách trị mụn khi mang thai kể trên, mẹ bầu cũng cần biết cách “kiểm soát” không cho tình trạng mụn tăng nặng cũng như lây lan ra các vùng da xung quanh. Dưới đây là một số hướng dẫn để ức chế mụn trứng cá “sinh sôi” trên da và hồi phục da hiệu quả:

Luôn giữ da sạch sẽ

Luôn giữ da sạch sẽ

Luôn giữ da sạch sẽ

Sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn, rửa mặt 2 lần sáng & tối mỗi ngày, dùng nước ấm nhẹ hoặc nước mát, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.

Gội đầu thường xuyên để đảm bảo vùng nối tiếp giữa da mặt và chân tóc luôn khô thoáng sạch sẽ, đồng thời khi ngủ, da mặt “vô thức” tiếp xúc với tóc cũng không bị nhiễm bụi bẩn bám trên tóc.

Giặt vỏ gối thường xuyên để đảm bảo da mặt luôn được “an toàn” khi tiếp xúc với bề mặt gối trong những lúc bạn ngủ say theo tư thế nằm nghiêng.

Không chạm tay nhiều vào vùng mụn, không tự ý nặn mụn

Không tự ý nặn mụn

Không tự ý nặn mụn

Tay rất dễ bị bẩn vì liên tục tiếp xúc, cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau. Việc đưa tay xoa mặt, cậy nặn mụn một cách tùy ý sẽ là cơ hội tốt để tăng nhiễm khuẩn bụi trên da, khiến tình trạng mụn càng gia tăng, thậm chí người có làn da yếu nhạy cảm còn dễ bị thương tổn sâu dưới các lớp trung bì, hạ bì.

Vì thế, hãy tập thói quen không sờ mặt, không đưa tay vuốt mắt. Nếu mụn đã “chín”, hãy dùng que nặn mụn hoặc đeo bao tay chuyên dụng để nặn và dùng bông y tế thâm sạch rồi vệ sinh lại da cẩn thận.

Chăm sóc da đều đặn với sản phẩm phù hợp

Chăm sóc da đều đặn với sản phẩm phù hợp

Chăm sóc da đều đặn với sản phẩm phù hợp

Mặc dù da bị mụn nhưng mẹ bầu cũng không nên vì thế mà bỏ bê việc chăm sóc da nếu như không muốn các cách trị mụn khi mang thai đã dùng đều vô dụng.

Bôi kem chống nắng, tẩy trang, rửa mặt, thoa kem dưỡng ẩm là những thao tác chăm sóc da cơ bản mà các mẹ cần duy trì hằng ngày để đảo bảo da được nuôi dưỡng khỏe mạnh cũng như được bảo vệ khỏi các tác nhân gây lão hóa và suy giảm sức đề kháng da.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên lạm dụng việc trang điểm vì dễ khiến da bị bít tắc lỗ chân lông, giảm hiệu quả trị mụn, thậm chí là tăng nặng tình trạng mụn.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Uống nhiều nước mỗi ngày

Uống nhiều nước mỗi ngày

Uống nhiều nước có thể giúp quá trình thải độc cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, da cũng được cấp nước đầy đủ, nhờ đó vừa cải thiện tình trạng mụn, vừa giảm thiểu nguy cơ nổi mụn mới tại các vùng da vẫn còn “láng sạch” trên mặt.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Hạn chế ăn đồ ngọt không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát tình trạng mụn mà còn tránh được tiểu đường thai kỳ.

Đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ khiến da bị mụn, thô xấu. Các mẹ nên có chế độ ăn lành mạnh hơn, ăn nhiều rau củ quả tươi sạch để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và da được nuôi dưỡng, phục hồi từ sâu bên trong.

Kết luận 

Lavender By Chang vừa chia sẻ cho bạn đọc 4 biện pháp trị mụn khi mang thai và hướng dẫn cách kiểm soát tình trạng mụn trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp bị mụn quá nghiêm trọng, mụn thuộc dạng viêm, sưng mủ, mụn bọc…thì mẹ bầu nên đi khám tại các cơ sở da liễu uy tín để được khám và tư vấn trị mụn hiệu quả hơn nhé.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Tin liên quan